4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi đầu tư dự án bất động sản

Siêu Thịnh

13/04/2019

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về vị trí, giá bán, chủ đầu tư... của một dự án bất động sản thì người đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro về mặt pháp lý của dự án để tránh "tiền mất tật mang".

Dưới đây là 4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất khi mua dự án bất động sản mà nhà đầu tư nên biết:

Rủi ro pháp lý thứ nhất: Chủ đầu tư dự án chưa được phép bán mà đã bán

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều chủ đầu tư "không có tâm", tìm nhiều cách khác nhau để "lách luật", trong đó cách phổ biến mà họ hay sử dụng nhất hiện nay trên thị trường căn hộ đó là: Dự án chưa được cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã rao bán công khai và nhận cọc của người đầu tư với số tiền cọc từ 5-10% tổng giá trị bất động sản.

Đáng nói hơn, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra để đặt cọc, đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt hoặc chủ đầu tư uy tín. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, hoạt động này không trái luật nhưng tiềm ẩn rủi ro với người đầu tư.

Cụ thể, trong trường hợp nếu chủ đầu tư không có khả năng triển khai dự án hoặc không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng đòi lại tiền đặt cọc của người đầu tư không phải dễ. Thậm chí, nếu người đầu tư mang ra tòa để kiện chủ đầu tư thì thông thường nhà đầu tư sẽ ở thế yếu hơn, khó đòi lại tiền.

TẢI NHANH CẨM NANG MUA BÁN NHÀ CÙNG REVER

Rủi ro pháp lý thứ hai: Dự án chưa được ngân hàng bảo lãnh

4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất, nhà đầu tư dự án bất động sản nên biết

Nhà đầu tư cần biết dự án đã được ngân hàng bảo lãnh chưa

Theo điều kiện bán nhà thì một dự án bất động sản bắt buộc phải được một ngân hàng nào đó bảo lãnh. Trong trường hợp này, người đầu tư có quyền yêu cầu chủ đầu tư đưa ra giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy dường như những người đầu tư, mua bất động sản không quá quan tâm đến điều này, dẫn đến những rủi ro trong tương lai.

Rủi ro pháp lý thứ ba: Dự án chưa xong phần móng đã ký hợp đồng mua bán chính thức

Bên cạnh giấy phép xây dựng dự án thì đây cũng là một rủi ro mà người đầu tư bất động sảnhay gặp phải khi mua. Theo các chuyên gia, người mua nên trực tiếp đến xem dự án để xác nhận có đúng dự án đã được khởi công hay chưa, đã được làm móng xong chưa mới nên ký hợp đồng mua bán chính thức.

Hiện nay có rất nhiều Chủ đầu tư đặt văn phòng bán hàng tại địa điểm khác với địa điểm dự án họ đang xây dựng hoặc nhà mẫu đặt ở một dự án khác. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở văn phòng. Nhiều trường hợp người mua chưa hề đặt chân tới khu vực dự án triển khai, nên rủi ro về pháp lý dự án rất dễ xảy ra. Trường hợp này lỗi sai nhất đến từ người đầu tư bởi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin trước.

4 rủi ro pháp lý phổ biến nhất, nhà đầu tư dự án bất động sản nên biết

Nhà đầu tư nên lựa chọn những dự án đã xây xong phần móng

Rủi ro pháp lý thứ tư: Bán một sản phẩm cho nhiều người

Đây là 1 rủi ro nhiều người đầu tư gặp phải và dẫn đến tình trạng tranh chấp về sau. Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều chủ đầu tư làm ăn không trung thực, bán một sản phẩm cho nhiều người dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở phân khúc đất nền riêng lẻ hoặc đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư cũng xảy ra tình trạng tương tự. 

Không ít trường hợp, người bán đưa giấy ủy quyền giả cho người mua. Người mua đinh ninh là đã sở hữu được toàn bộ mảnh đất mua nhưng thực tế chỉ sở hữu một phần vì một số người đứng tên trên sổ không đồng ý bán. Từ đó dẫn đến tranh chấp lâu dài về sau.

GỌI NGAY: 0948 484 810